Tín chỉ carbon ở Việt Nam – 3DMASTER Ứng dụng Scan 3D tính diện tích rừng

Tín chỉ carbon là một đơn vị được sử dụng để đo lường lượng khí thải carbon (C02) mà cây cối có thể hấp thụ từ môi trường. Việc tính toán tín chỉ carbon liên quan chặt chẽ đến việc đo lường diện tích rừng và khảo sát cây cối. Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều phương pháp và công nghệ khác nhau được sử dụng để tính toán tín chỉ carbon và đo lường diện tích rừng, trong đó nổi bật nhất có thể nói đến ứng dụng scan 3D.

Ứng dụng scan 3D sử dụng công nghệ quét ba chiều để tạo ra mô hình số hóa của khu rừng. Các thiết bị quét 3D sẽ tạo ra các điểm dữ liệu 3D từ môi trường xung quanh, bao gồm cây cối và địa hình. Các mô hình số hóa này sau đó có thể được sử dụng để tính toán diện tích rừng và ước lượng lượng carbon được lưu giữ trong rừng.

Tín chỉ Carbon ở Việt Nam

Trong hội thảo trực tuyến “Thị trường carbon rừng: Kết quả sau COP 27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Minh, đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết “Các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế”.

Tạo cơ chế pháp luật “hút” nguồn tài lực

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số nghị định và thông tư nhằm khuyến khích phát triển tài chính xanh. Mục tiêu là để tài chính xanh thực sự trở thành kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển bền vững, bao gồm cả khu vực tài chính công và các định chế tài chính lớn, cũng như các tổ chức tài chính vi mô.

Đọc Thêm:  Du học Phần Lan cần những điều kiện gì?

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã lần đầu tiên đề cập đến tổ chức và phát triển thị trường tín chỉ carbon trong nước (Điều 139). Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thiết lập tổng hạn ngạch cho hệ thống trao đổi hạn ngạch (ETS) của Việt Nam và xác định phương pháp phân bổ hạn ngạch cũng như các cơ chế tín chỉ bù trừ carbon được áp dụng trong ETS.

Vào ngày 7/1/2022, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-zôn và hình thành, phát triển thị trường tín chỉ carbon theo hướng mà Điều 91 và 139 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Nghị định này cũng cụ thể hóa lộ trình phát triển thị trường carbon. Theo đó, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được thành lập và tiến hành thử nghiệm từ năm 2025.

Quá trình thực hiện giao dịch và bù trừ tín chỉ carbon tại Việt Nam cũng sẽ tuân thủ các quy định tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 về việc phê duyệt Đề án triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Vào ngày 18/1/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 01/2022/QĐ-TTg quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trong đó có 1.912 cơ sở tham gia vào thị trường tín chỉ carbon trong nước.

Nỗ lực phát triển thị trường tín chỉ carbon

Việt Nam đã có nỗ lực và đang tích cực tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và các hoạt động liên quan đến giảm lượng khí thải và thúc đẩy phát triển bền vững.

– Tái tạo năng lượng và giảm khí thải: Việt Nam đã cam kết mục tiêu gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo và giảm lượng khí thải trong ngành công nghiệp năng lượng.

– Tham gia các thỏa thuận quốc tế: Việt Nam tham gia các thỏa thuận và cam kết quốc tế về giảm lượng khí thải và bảo vệ môi trường, như Hiệp ước Paris.

Đọc Thêm:  Dịch vụ xây nhà trọn gói uy tín chất lượng bảo đảm trọn đời

– Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển: Việt Nam đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh, sạch để tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm khí thải.

– Hợp tác đa phương và tài trợ quốc tế: Việt Nam đang hợp tác với các tổ chức quốc tế và đối tác để thúc đẩy các dự án giảm khí thải và bảo vệ môi trường.

Lợi nhuận khổng lồ từ bán tín chỉ carbon

Các văn bản quy phạm đã được ban hành cho thấy thị trường carbon trong nước đang dần hiện rõ hơn. Thị trường tín chỉ carbon cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và áp dụng công nghệ giảm phát thải, hướng tới một nền kinh tế trung hòa carbon. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tập trung đầu tư vào chuyển đổi công nghệ để giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam trong thương mại quốc tế, như Hiệp định tự do thương mại EU – Việt Nam; tăng khả năng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và củng cố khả năng cạnh tranh xuất khẩu, đặc biệt đối với các thị trường khó tính có quan tâm đặc biệt về bảo vệ môi trường như Liên minh Châu Âu.

Việt Nam dự tính có thể bán khoảng 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế. Nếu tính theo mức giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, nước ta có thể kiếm về hàng trăm triệu USD từ nguồn tài nguyên mới này. Đây là những con số ấn tượng, mở ra triển vọng quan trọng về một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Điều quan trọng hơn, nếu chúng ta biết khai thác một cách hiệu quả, thị trường tín chỉ carbon sẽ tạo ra nguồn kinh phí lớn để tăng thu nhập cho người trồng rừng, cũng như đóng góp không nhỏ vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.

Cách tính tín chỉ Carbon

Cách tính Tín chỉ carbon được tính dựa trên khả năng hấp thụ khí CO2 và quy đổi diện tích rừng. Cách tính phổ biến và đơn giản nhất hiện nay như sau:

Đọc Thêm:  Bảng vinh danh nhân viên - Một số thông tin cơ bản cần biết

– Đo diện tích rừng: xác định diện tích rừng mà bạn muốn tính toán tín chỉ carbon từ dữ liệu địa lý hoặc bản đồ.

– Đo mức hấp thụ CO2: Dựa trên thống kê hoặc nghiên cứu khoa học về tình trạng rừng hoặc loại cây trồng.

– Tính toán lượng CO2 hấp thụ: Nhân mức hấp thụ CO2 với diện tích rừng sẽ tính ra được lượng CO2 được hấp thụ trên một năm.

– Tính toán số tín chỉ carbon: dựa vào lượng CO2 hấp thụ mỗi năm để tính toán số tín chỉ carbon tương đương. Thông thường, 1 tín chỉ carbon tương đương với 1 tấn CO2.

– Đăng ký sử dụng: bạn cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để sử dụng tín chỉ carbon tham gia vào các thị trường tín chỉ carbon hoặc các chương trình khí nhà kính.

Ứng dụng công nghệ Scan 3D trong tính diện tích rừng

Trong hơn 10 năm hoạt động, 3D Master luôn khám phá các hướng tiến bộ bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại hàng đầu trên thế giới. Một trong những công nghệ tiên tiến đó là sử dụng Máy Scan 3D hiện đại để hỗ trợ tính toán tín chỉ Carbon. Công nghệ Scan 3D giúp rút ngắn thời gian đo đạc diện tích rừng và tính toán sinh khối cây từ 1 đến vài ngày, tùy thuộc vào diện tích rừng. Thay vì phải tiến hành đo đạc thủ công mất vài tuần hoặc vài tháng, mọi công đoạn đều được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào công nghệ và thiết bị hiện đại. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, 3D Master tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ hàng đầu để tính toán diện tích rừng và sinh khối cây một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

Chi tiết liên hệ:

Website: https://3dmaster.com.vn

Hotline – Zalo – LINE – Telegram – WhatsApp – Viber – Kakaotalk: +84 982 089 198 | 0986 333 960

Email: [email protected] | [email protected] | [email protected]

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.