Học Luật ra làm gì? Top công việc ngành Luật

Học Luật ra làm gì? Đây là lĩnh vực hứa hẹn cơ hội việc làm dồi dào với mức lương cao. Tham khảo các công việc để có định hướng tốt trong tương lai.

Học Luật ra làm gì là vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm hơn cả. Đây là ngành siêu “hot” với cơ hội ngành học rộng mở. Bài viết dưới đây TopCV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật và cũng là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp, hướng tới tương lai thành công.

Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là lĩnh vực đào tạo tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu bên trong hệ thống pháp Luật. Trong đó, bao gồm các quy định pháp Luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất hay nội dung thuộc mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Khi theo học ngành Luật, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức chung về pháp Luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị một số kiến thức khác nhau. Trong đó có các lĩnh vực chính như: Thẩm phán, Luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên hay chuyên viên pháp lý. Đối với trình độ Đại học, ngành Luật sẽ được phân thành các chuyên ngành như:

  • Luật thương mại: Kiến thức liên quan tới kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai, môi trường.
  • Luật Dân sự: Hợp đồng dân sự, Luật hôn nhân gia đình, hợp đồng lao động,…
  • Luật hành chính: Nhà nước pháp Luật, hoạt động của bộ máy nhà nước,…
  • Luật quốc tế: Kiến thức về Công pháp quốc tế, Khối kiến thức Tư pháp quốc tế, Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật thương mại quốc tế.  
Đọc Thêm:  Mạnh Hưng – Chuyên gia blogger Phongreviews chia sẻ kinh nghiệm viết lách hiệu quả

hoc-luat-ra-lam-gi-top-cong-viec-nganh-luat-1

Học Luật là lĩnh vực rộng có nhiều ngành làm việc

Học Luật ra làm gì?

Sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty, các doanh nghiệp khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng. Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật cũng đồng nghĩa với việc các bạn có nhiều cơ hội tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng độc lập. Một số những cơ hội việc làm cho người học Luật đó là:

Công chứng viên

Tốt nghiệp ngành Luật có thể ứng tuyển vào vị trí công chứng viên. Đây là vị trí của người tư vấn, thẩm định công chứng cho các khách hàng. Công chứng viên chịu trách nhiệm soạn thảo, hợp đồng, hồ sơ theo đúng quy định của pháp Luật.

Trong ngành Luật, công chứng viên còn hỗ trợ Luật sư trong một số các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, yêu cầu kinh nghiệm cho công chứng viên khá cao. Ứng viên cho vị trí này phải có kinh nghiệm pháp Luật từ 5 năm trở lên. Đồng thời, cần có các kỹ năng mềm như giao tiếp hay giải quyết vấn đề.

>>> Xem thêm: Học Luật ra làm gì ngoài Luật sư? Top 7 công việc ngành Luật

Chuyên viên pháp lý

Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm của ngành Luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn các vấn đề có liên quan tới pháp Luật cho các doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý yêu cầu công việc thường gặp mặt, làm việc với các cơ quan nhà nước. Vì thế, đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, có sức thuyết phục cao.

Đọc Thêm:  Vital Enzyme - Các loại enzyme cần thiết cho sức khỏe và lợi ích của chúng

hoc-luat-ra-lam-gi-top-cong-viec-nganh-luat-2

Chuyên viên pháp lý là việc làm phổ biến của ngành Luật

Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên/Công tố viên công việc chính là điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự, phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác căn cứ theo sự phân công từ Viện trưởng Viện kiểm sát. Ngoài chuyên môn, kiểm sát viên phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm.

Luật sư

Đối với việc làm ngành Luật, Luật sư chắc hẳn là công việc được nhiều người nhắc tới đầu tiên. Đây là việc làm tiêu biểu và thể hiện đặc thù của ngành Luật. Công việc của Luật sư là nghiên cứu, phân tích, soạn thảo các văn bản pháp lý theo sự phân công.

Bên cạnh đó, Luật sư còn tư vấn pháp lý, đại diện pháp Luật cho các cá nhân, tổ chức trong hoạt động giải quyết tranh chấp, tố tụng. Đồng thời, thu thấp chứng cứ cho quá trình kiện tụng của các thân chủ.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là một vị trí công chức được làm việc tại các tòa án. Nhiệm vụ chính là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký còn hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp Luật.

hoc-luat-ra-lam-gi-top-cong-viec-nganh-luat-3

Thư ký tòa án làm việc trong các phiên tòa

Đọc Thêm:  Bí kíp thanh toán tiền điện online nhanh chóng, dễ dàng nhất

Để trở thành thư ký tòa án, các bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Cùng với đó là các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, thuyết trình và tin học văn phòng tốt.

Mức lương của ngành Luật

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Luật có thể làm việc tại cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân. Nếu làm tư vấn Luật cho cơ quan công, mức lương sẽ được tính theo hệ số lương của nhân viên nhà nước. Mức lương cho vị trí này tối thiểu khoảng từ 3-4 triệu đồng/tháng. Đây là mức khởi điểm tùy vào vị trí việc làm mà lương sẽ được tính theo hệ số khác nhau.

Nếu phấn đấu trở thành công tố hay kiểm sát viên, mức đãi ngộ sẽ từ 8-10 triệu đồng/tháng và 25% phụ cấp nhà nước. Đối với các Luật sư trong công ty Luật, mức lương trung bình dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc ở vị trí quản lý, con số lương có thể lên tới 30-40 triệu đồng/tháng.

>>> Tham khảo: Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Tìm hiểu về ngành luật sư

Trên đây là những lý giải cho câu hỏi học Luật ra làm gì. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp bản thân. Để cập nhật tin tức việc làm các bạn có thể cập nhật tại TopCV với các thông tin tuyển dụng phù hợp nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.