CPU cũng giống như nhiều thiết bị điện tử khác, khi hoạt động đều sinh ra lượng nhiệt khá lớn nhất là trong thời tiết nắng nóng hoặc hoạt động cường độ cao. Việc kiểm tra thường xuyên nhiệt độ thiết bị này sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động ổn định và bền lâu hơn. Không quá khó để thực hiện thao tác này, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cụ thể nhất về việc kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản nhất với các phần mềm hỗ trợ.
Table of Contents
Tác hại của việc CPU sinh ra nhiệt
Trong quá trình hoạt động, không thể tránh khỏi việc các thiết bị máy sinh ra nhiệt. Tuy nhiên nếu lượng nhiệt quá lớn cụ thể là CPU bị quá nhiệt cho phép sẽ xảy ra nhiều tình trạng phiền toái như thiết bị (máy tính, laptop) thường bị treo đột ngột, khởi động lại thường xuyên, hoặc tự khởi động lại, máy trở nên chậm hơn. Đặc biệt, CPU nóng lâu ngày sẽ giảm tuổi thọ thậm chí nghiêm trọng hơn là cháy nổ CPU.

Các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản nhất hiện nay
Kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên sẽ giúp bạn biết được tình trạng hiện tại CPU của thiết bị mình đang như thế nào. Qua việc này sẽ có những giải pháp thích hợp nhất cũng như có thể bảo trì, bảo dưỡng cho thiết bị đang dùng. Có nhiều cách để bạn có thể kiểm tra nhiệt độ CPU khác nhau, dưới đây là những phần mềm có thể giúp bạn.
Phần mềm đo nhiệt độ CPU HWMonitor
Đây là phần mềm hiện nay được khá nhiều người ưa chuộng. Với sự dễ dàng cài đặt và sử dụng cũng như cho độ chính xác cao. Bạn thể kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm HWMonitor như sau:
Bước 1: tải phần mềm HWMonitor về thiết bị cần kiểm tra.
Bước 2: cài đặt phần mềm HWMonitor bằng cách nhấn vào file hwmonitor_x.yy.exe để bắt đầu chạy chương trình. Việc cài đặt rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Các thao tác chỉ cần bạn ấn Next hoặc Install là xong.
Bước 3: kiểm tra trên màn hình desktop sẽ thấy biểu tượng phần mềm, hoặc nếu không thấy bạn có thể tìm bằng cách gõ HWMonitor vào mục tìm kiếm để mở chương trình. Theo thứ tự từ trên xuống là CPU, SSD và ổ HDD.
Bước 4: Bắt đầu kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn nhấp vào dấu + trước tên CPU, sau đó vào phần Temperatures, trong này sẽ có với 2 mục: Core #0 và Core #1. Qua đây bạn sẽ thấy được nhiệt độ máy mình hiển thị trên màn hình.

Đo nhiệt độ CPU bằng Core Temp
Core Temp là phần mềm tập trung nhiều vào bộ xử lý, nếu máy bạn đang cài đặt Windows 10 thì phần mềm này là lý tưởng cho máy bạn để kiểm tra nhiệt độ CPU. Ngoài ra, phần mềm này còn cho bạn biết nhiều hơn về bộ xử lý của mình, bạn có thể trải nghiệm.
Để kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn chỉ cần vào hệ thống kích hoạt bình thường, hoặc vào Options > Settings. Tiếp theo vào Windows Taskbar, rồi chọn Enable Windows 7 Taskbar features > Temperature > OK. Tại đây bạn có thể xem được nhiệt độ máy của bạn hiện là bao nhiêu.

Đo nhiệt độ CPU bằng MSI Afterburner
Phần mềm đo nhiệt độ MSI Afterburner được đánh giá là công cụ tuyệt vời để bạn có thể thường xuyên kiểm tra nhiệt độ máy tính của mình. Nhất là trong trường hợp bạn sử dụng lớn vì nhu cầu công việc hay chơi game,… Chỉ cần thao tác đơn giản là bạn đã biết CPU máy bạn hiện nhiệt độ là bao nhiêu.

Đầu tiên, bạn hãy cài đặt Afterburner vào máy. Sau khi cài đặt và mở phần mềm lên bạn sẽ thấy màn hình chính hiển thị bản đồ trong đó có các thông tin nhiệt độ GPU, nhiệt độ CPU và nhiều thông tin khác nữa. Để xem được nhiệt độ CPU đầu tiên, bạn hãy nhấp vào Afterburner chọn Settings trong-> Monitoring.
Tại đây, bạn chỉ cần kéo “CPU1 temperature”, “CPU2 temperature”,… và các nhiệt độ CPU khác lên đầu biểu đồ. Cuối cùng bạn hãy chọn OK và màn hình chính theo thứ tự nhiệt độ mà bạn chọn. Ngoài ra để nhiệt độ CPU có thể xuất hiện ở góc bất cứ khi nào bạn nhập phím tắt hiển thị OSD, bạn có thể đánh dấu vào hộp “Show in On-Screen Display”.
Bên cạnh hai phần mềm trên cũng có nhiều phần mềm khác đo nhiệt độ máy tính như Open Hardware Monitor, Speccy, SpeedFan,… Các phần mềm ra đời do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của nhiều người. Những phần mềm, ứng dụng này giúp bạn nâng cao hơn chất lượng thiết bị dùng và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tin cùng chuyên mục:
HALEDCO tư vấn 7 lưu ý quan trọng khi mua đèn LED panel
5 Lưu ý khi thu mua phế liệu cũ mà bạn không nên bỏ qua
Page Ads Live: Tăng Cường Hiện Diện Trực Tuyến Với Chiến Lược Quảng Cáo Động
Standee Để Bàn A5: Sự Quảng Bá Hiệu Quả và Độc Đáo Cho Sự Kiện Của Bạn